Theo giáo sư John Cushman, trường đại học Nevada: "Tảo thích mặn có thể là chìa khóa để phát triển thành công nhiên liệu sinh học cũng như một cách hiệu quả để tái sinh C02 khí quyển",
Hạn chế chủ yếu của sự sản xuất nhiên liệu sinh học hiện nay là thiếu nguồn nguyên liệu thích hợp, đó là các loại đậu và bắp cần cho sự sản xuất dầu diezen sinh học và cồn tương ứng. Vi tảo thích mặn có thể được trồng trên các loại đất khó trồng trọt có nước lợ hay mặn, không thích hợp cho các cây nông nghiệp truyền thống. Sự tăng trưởng của chúng không lệ thuộc thời vụ làm cho chúng có năng suất cao hơn từ 10-30 lần so với các cây trồng trên cạn. Chúng có thể được trồng trên nước thải đô thị và có tiềm năng rộng rãi cho sự tái sinh C02 từ sinh khối, than đá và khí thải của thực vật.
Tảo thích nghi được với một loạt các nguồn nước, nhưng phát triển quanh năm ở khí hậu ấm, nhiệt đới hay bán nhiệt đới. Giáo sư Cushman đã có thể mở rộng mùa phát triển cho sự sản xuất tảo từ 3 tháng lên 9 tháng bằng cách sử dụng sức nóng địa nhiệt.
"Công việc của chúng tôi nhằm mục đích tìm ra một dòng tảo thích hợp để dùng cho sự sản xuất nhiên liệu sinh học", giáo sư Cushman cho biết. "Chúng tôi cần xác định được thành phần chủ chốt của con đường sinh tổng hợp để tìm cách cải thiện sự sản xuất dầu và thay đổi các đặc tính dầu như mong muốn, có tác động trực tiếp và quan trọng lên ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học sử dụng nguyên liệu tảo".
Hoàng Hà Nam (Theo "Sciencedaily").