Chuyển đổi rác khắp trên trái đất này thành nguồn nhiên liệu sinh học có thể giải quyết cho cơn khủng hoảng năng lượng đang ngày gia tăng và hạn chế được sự thải nguồn carbon – đó là điều mà các nhà khoa học ở Singapore và Switzerland mong muốn. Một nghiên cứu mới trên tạp chí Global Change Biology: Năng lượng sinh học đã cho thấy việc thay thế xăng dầu bằng các nguồn nhiên liệu sinh học từ các chất thải có thể cắt giảm lượng khí thải carbon khoảng 80%.
Nhiên liệu sinh học được sản xuất từ nông phẩm có thể gây ra nhiều tranh cãi bởi vì chúng ảnh hưởng đến các vấn đề an ninh lượng thực ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên, nguồn nhiên liệu sinh học thế hệ 2, như ethanol từ nguồn phế liệu lignocellulose, có thể tạo ra một sự cắt giảm khí thải đáng kể mà không gây các ảnh hưởng đến các vấn đề kinh tế - xã hội.
Bể rác thải. Nhiên liệu sinh học từ rác thải có thể cắt giảm lượng khí thải toàn cầu khoảng hơn 80% (ảnh được cung cấp bởi: iStockphoto/Ryerson Clark)
Nghiên cứu cho thấy nhiên liệu từ các nguồn phế thải như giấy, bìa cứng có thể là một phương thức giải quyết vấn đề năng lượng sạch đầy triển vọng. Nếu nguồn nhiên liệu này có thể được phát triển một cách toàn diện thì có thể đáp ứng một phần lớn nhu cầu năng lượng thế giới và cũng chống lại sự thải carbon đồng thời hạn chế sự lệ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng số liệu của tổ chức United Nation’s Human Development để ước tính lượng chất thải của 173 quốc gia. Dữ liệu này được kết hợp với dữ liệu của Earthtrends để ước tính lượng xăng dầu cần tiêu thụ ở những quốc gia trên. Nhóm tính toán cho thấy rằng khoảng 82,93 triệu lít ethanol từ nguồn phế phẩm cellulose trên toàn thế giới và nếu sử dụng thay thế cho lượng xăng dầu tương ứng thì carbon được thải ra trên toàn cầu có thể được cắt giảm từ 29.2% đến 86.1% cho mỗi đơn vị năng lượng được tạo ra.
Tiến sĩ Lian Pin Koh từ ETH Zürich phát biểu: "Nếu kỹ thuật sản xuất ethanol tiếp tục được cải thiện thì những con số này càng tăng cao hơn nữa, khi đó nguồn ethanol từ cellulose có thể là thành phần quan trọng trong các loại năng lượng tái sử dụng được trong tương lai".
Hoàng Hà Nam (Theo "Sciencedaily").