1. Giới thiệu

Bộ môn Thực vật là một trong những bộ môn đầu tiên, có bề dày truyền thống trong đào tạo và nghiên cứu khoa học của Khoa Sinh học (Trường đại học Vinh). Hiện nay Bộ môn có 06 cán bộ giảng dạy, gồm:

    1. TS. Mai Văn Chung - Trưởng Bộ môn

    2. PGS.TS. Nguyễn Đình San

    3. PGS.TS. Phạm Hồng Ban

    4. TS. Nguyễn Anh Dũng

    5. TS. Lê Thị Thúy Hà

    6. TS. Lê Thị Hương

đảm nhiệm việc giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu khoa học ở:

    + bậc Đại học: ngành Sư phạm và Cử nhân khoa học Sinh học, Khoa học Môi trường

    + bậc Cao học Thạc sĩ: chuyên ngành Thực vật học; hiện nay đang có 10 Học viên Cao học khóa 22 tham gia học tập và làm đề tài tốt nghiệp.

    + bậc Tiến sĩ: chuyên ngành Thực vật học; hiện nay đang có 07 Nghiên cứu sinh tham gia học tập và làm Luận án Tiến sĩ.

    Hệ thống phòng thí nghiệm (PTN) của Bộ môn  gồm phòng Thực vật bậc cao, phòng Tảo, phòng Sinh lý thực vật, phòng mẫu thực vật là nơi học tập, nghiên cứu của sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh và nghiên cứu khoa học của các Cán bộ.

    Cùng làm việc ở các PTN có sự tham gia của các giáo viên Thực hành, Kỹ thuật viên của Trung tâm Thực hành-Thí nghiệm trường ĐH Vinh.

2. Hoạt động khoa học công nghệ

Các hoạt động khoa học công nghệ của Bộ môn tập trung:

- Đào tạo và nghiên cứu khoa học ở bậc Đại học và Sau đại học theo kế hoạch của Khoa và Trường.

- Thực hiện các chương trình, đề tài, dự án, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước về đa dạng sinh học thực vật, bảo tồn và phát triển các nguồn gen thực vật quý hiếm, sinh lý-sinh hóa thực vật, ứng dụng các hoạt chất thiên nhiên vào sản xuất nông nghiệp.

Một số lĩnh vực nghiên cứu trọng điểm như:

- Nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật, đánh giá thành phần loài thực vật bậc cao tại các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên trong nước và xây dựng các giải pháp bảo tồn (PGS.TS Phạm Hồng Ban, TS. Nguyễn Anh Dũng, TS. Lê Thị Hương).

- Nghiên cứu đa dạng nguồn gen cây thuốc, các hợp chất thiên nhiên trong thực vật (PGS.TS Phạm Hồng Ban, TS. Nguyễn Anh Dũng, TS. Lê Thị Hương).

- Nghiên cứu đa dạng tảo vùng Bắc Trung bộ (PGS.TS. Nguyễn Đình San, TS. Lê Thị Thúy Hà).

- Sử dụng Vi khuẩn lam cố định nitơ  làm nguồn phân bón sinh học để nâng cao năng suất cây nông nghiệp (lúa, ngô, đậu, lạc…) và góp phần cải tạo đất, bảo vệ môi trường (PGS.TS. Nguyễn Đình San, TS. Mai Văn Chung).

Việc NCKH của Bộ môn ngày càng được đẩy mạnh. Từ năm 2013 đến nay, các cán bộ của Bộ môn đã và đang chủ trì 01 đề tài khoa học cấp Nhà nước, 05 đề tài, chương trình nghiên cứu cấp Tỉnh, cấp Trường, đồng thời tham gia nhiều đề tài khoa học khác.

Kết quả nghiên cứu mỗi năm đã được công bố trong hàng chục bài báo trên các Tạp chí khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước.

 

3. Hướng phát triển

a. Giảng dạy

- Nâng cao chất lượng giảng dạy kiến thức chuyên môn gắn liền thực tế

- Viết giáo trình với chất lượng cao, lồng ghép kết hợp kiến thức thực tế

 

b. Nghiên cứu khoa học

Với thế mạnh là nghiên cứu khoa học cơ bản, Bộ môn tiếp tục phát triển các hướng nghiên cứu hiện tại, đồng thời đang đẩy mạnh NCKH ứng dụng trong những năm gần đây.

- Nghiên cứu tách chiết các hợp chất thiên nhiên trong cây thuốc, thử nghiệm hoạt tính của cây thuốc và tiềm năng chữa bệnh của chúng (PGS.TS Phạm Hồng Ban, TS. Nguyễn Anh Dũng, TS. Lê Thị Hương).

- Nghiên cứu bảo tồn và phá triển các nguồn gen thực vật quý hiếm bằng phương pháp di truyền - phân tử (PGS.TS Phạm Hồng Ban, TS. Nguyễn Anh Dũng, TS. Lê Thị Hương).

- Nghiên cứu ứng dụng vi tảo gắn liền với thực tiễn sản xuất nông nghiệp sạch (trồng trọt, nuôi trồng thủy sản) của địa phương thích ứng với sự biến đổi khí hậu (PGS.TS. Nguyễn Đình San, TS. Mai Văn Chung, TS. Lê Thị Thúy Hà). 

- Nghiên cứu ứng dụng khả năng xử lý ô nhiễm môi trường của các loài vi tảo và ứng dụng vào các lĩnh vực xử lý môi trường (PGS.TS. Nguyễn Đình San, TS. Lê Thị Thúy Hà). 

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong việc tăng cường khả năng tự bảo vệ của giống cây trồng đối với các điều kiện ngoại cảnh bất lợi (PGS.TS. Nguyễn Đình San, TS. Mai Văn Chung).

- Nghiên cứu các loài rong biển có giá trị ở vùng biển Nghệ An, Hà Tĩnh, chiết xuất và nghiên cứu ứng dụng các chất có hoạt tính sinh học cao từ các loài rong biển (TS. Mai Văn Chung).

 

Địa chỉ liên hệ:

Bộ môn Thực vật- Khoa Sinh học- Trường đại học Vinh

182-Lê Duẩn-Tp Vinh-Tỉnh Nghệ An

Điện thoại: 0949299862 (TS. Mai Văn Chung - Trưởng bộ môn)